Phân loại NST theo vị trí tâm động Tâm động

Cấu tạo NST và các loại.A = cánh ngắn (p); B = tâm động; C = cánh dài (q); D = NST chị/em.I = tâm mút; II: tâm lệch; III: tâm cận; IV: tâm giữa.

kỳ giữa của phân bào, mỗi NST gồm hai nhiễm sắc tử đã xoắn chặt tối đa, thường gọi là NST kép, gồm hai NST đơn (tức nhiễm sắc tử)[5] chung nhau một tâm động. Để đơn giản, người ta thường mô tả một NST kép như một chữ X (hình bên) có tâm động ở giao điểm. Tuỳ theo vị trí tâm động, người ta phân biệt các loại nhiễm sắc thể như sau[7][8][9]

  • NST tâm mút (telocentric - sơ đồ I) hay tâm viễn có tâm động ở đầu mút, vai p rất ngắn hoặc không có.
  • NST tâm lệch (acrocentric - đồ II) với tâm động có vị trí lệch, vai p ngắn nhiều hơn so với q.
  • NST tâm cận (submetacentric - sơ đồ III) có vị trí gần chính giữa chiều dài NST, nhưng p < q.
  • NST tâm giữa (metacentric - sơ đồ IV) hay tâm cân, có p = q.

Sự phân biệt dựa trên tiêu chí chủ yếu như sau:[10][11]

Các loại NST theo chiều dài cánh [9]
Vị trí tâm độngTỉ lệ chiều dàiKí hiệuTên gọi
Khoảng giữa1.0 – 1.6MTâm giữa / tâm cân
Vùng giữa1.7mTâm cân / tâm cân
Vùng gần giữa3.0smTâm cận / tâm gần
Vùng gần giữa3.1 – 6.9stTâm cận / tâm gần
Vùng cuối7.0tTâm lệch
Khoảng đầu mútTTâm mút